Mô hình nến Inverted Hammer (Búa Ngược)

Mô hình nến tăng

Mô hình nến Inverted Hammer (Búa Ngược)

Mô hình nến Inverted Hammer (Búa Ngược)

Ở những bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về mô hình nến búa Bullish Hammer và công dụng của nó trong việc xác định điểm đảo chiều của một xu hướng giảm. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một mô hình nến được xem là anh em của mô hình nến búa. Đó chính là mô hình Inverted Hammer hay còn được gọi là mô hình nến Búa Ngược.

Mô hình Inverted Hammer là gì?

Mô hình nến Inverted Hammer hay còn được gọi là mô hình nến đơn có hình dạng của một chiếc Búa Ngược.  Đây là một trong những mẫu mô hình nến tăng phổ biến. Mô hình nến búa thường xuất hiện ở đáy của một xu hướng giảm. Sự xuất hiện của mô hình Búa Ngược tại một xu hướng giảm giá được xem là một tín hiệu dự báo tin cậy cho sự đảo chiều của thị trường.

Mô hình nến Búa Ngược Inverted Hammer

Mẫn nến Búa Ngược Inverted Hammer

Mô hình nến Inverted Hammer là một trong những mẫu mô hình nến tăng rất dễ nhận biết bởi hình ảnh nến giống như một cây búa ngược với phần thân nến ngắn ra bóng nến trên rất dài và hầu như không có bóng nến dưới. Đây là dấu hiệu cho những nhà đầu tư thực hiện các lệnh mua vào và các nhà bán khống tiến hành đóng các lệnh bán đã thực hiện trước đó.

Đặc điểm nhận biết của mô hình Inverted Hammer là gì ?

Một mô hình nến được xem là mô hình nến Búa Ngược khi đáp ứng đủ các yếu tố sau:

  • Thị trường đang ở một xu hướng giảm hoặc điều chỉnh ngắn hạn.
  • Nến có thân ngắn, có thể là một nến tăng hoặc một nến giảm đều được chấp nhận
  • Bóng nến dưới phải rất ngắn, không có càng tốt
  • Bóng nến trên dài ít nhất là gấp đôi thân cây nến.

Khi hội tụ đủ 4 yếu tố trên, cây nến sẽ được công nhận là mô hình nến Búa Ngược. Ngoài ra, khối lượng giao dịch ở mô hình nến Búa Ngược thường rất lớn và báo hiệu cho một điểm đảo chiều xu hướng giảm của thị trường.

Hình ảnh mô hình nến búa xuất hiện ở đáy xu hướng giảm

Hình ảnh mô hình nến búa xuất hiện ở đáy xu hướng giảmh

Phân tích tâm lý trader

Tâm lý thị trường với sự xuất hiện của mô hình nến Búa Ngược được diễn tả như sau:

Trong một xu hướng thị trường giảm giá, tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan và không còn tin tưởng vào thị trường. Việc giá giảm nhanh đã hấp dẫn các nhà đầu tư lớn tham gia vào thị trường.

Lực cầu đến từ những nhà đầu tư bắt đáy làm giá nhanh chóng tăng trở lại. Với tâm lý bi quan, các nhà đầu tư xem đây là cơ hội để cắt lỗ vị thế đã mua vào trước đó. Hành động này vô hình chung gây ra một áp lực bán lớn đẩy giá giảm trở lại. Đây là nguyên nhân làm cho nến tạo một bóng nến rất dài và giá giảm trở lại. Ở vùng giá này lại có một lực bắt đáy lớn nên giá mở cửa và giá đóng cửa không cách xa nhau.

Một lực cầu lớn ở vùng đáy nến sẽ nhanh chóng hấp thu các lực bán của thị trường. Đồng thời các nhà bán khống cũng nhận diện được lực cầu đã nhanh chóng đóng các lệnh bán. nhờ vậy mà lực bán của thị trường nhanh chóng suy yếu và thị trường tạo đáy. Trong nhiều trường hợp với lực mua quá mạnh, giá mở cửa của ngày tiếp theo sau nến Búa Ngược sẽ tạo một khoảng trong tăng giá - Gap.

 CHỜ ĐÃ !!!

Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các mô hình nến và gặp khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức giao dịch?
► Mua ngay Bộ Flashcard Mô Hình Nến Tăng Giảm Findustry để đơn giản hóa các kiến thức tài chính phức tạp
.

Phương pháp giao dịch với mô hình nến Inverted Hammer.

Phương pháp giao dịch của mô hình nến Búa Ngược cũng tương tự như người anh em của nó là mô hình nến Búa. Nến Búa Ngược báo hiệu đảo chiều xu hướng giảm vì vậy các giao dịch Buy sẽ mang đến độ an toàn cao hơn.

Nhà đầu tư chỉ nên thực hiện giao dịch khi mô hình nến Búa Ngược đã được hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ mở vị thế mua khi nến đóng cửa hoặc giá mở cửa của ngày tiếp theo trong trường hợp thị trường tạo Gap. Điểm Stoploss sẽ được đặt ở dưới mô hình nến Búa Ngược.

Đối với các nhà đầu tư giao dịch với khối lượng lớn hoặc nhà đầu tư dài hạn, có thể chờ tín hiệu xác nhận ở một nến sau mô hình để tiến hành vào lệnh. Nếu nến hình thành sau mô hình là một nến tăng giá mạnh (bóng nến dưới phải ngắn và không vượt quá phạm vi nến búa) thi đây là một tín hiệu cho thấy thị trường đã hoàn tất quá trình tạo đáy. Đây là điểm vào lệnh an toàn với rủi ro rất thấp.

Giao dịch thực tế với mô hình nến Inverted Hammer

Sau khi tìm hiểu về tâm lý thị trường cũng như phương pháp giao dịch với mô hình nến Búa Ngược. Chúng ta hãy cũng nhau phân tích thực tế giao dịch với mô hình nến Búa Ngược xuất hiện tại cổ phiếu Apple - mã cổ phiếu AAPL.

Hình ảnh mô hình nến Inverted Hammer ở cổ phiếu Apple

Hình ảnh mô hình nến Inverted Hammer ở cổ phiếu Apple

Ta thấy cổ phiếu Apple đã trải qua một đợt điều chỉnh từ đỉnh 139 usd/cổ phiếu về vùng 126 usd/cổ phiếu - tương ứng mức điều chỉnh gần 10%. Tại đây thị trường hình thành một mô hình nến Búa Ngược và sau đó là tạo đáy.

Chúng ta sẽ mở vị thế mua ở vùng giá 128 usd và điểm stoploss được đặt dưới nến Búa Ngược. Nhà đầu tư tránh trường hợp đặt stoploss ngay tại điểm đáy của nến Búa Ngược vì đây cũng được xem là một vùng hỗ trợ mạnh.

Sau khi nến búa hình thành, thị trường tạo Gap tăng giá và nhanh chóng quay lại test lại vùng giá 126-128 usd. Sau khi đã test lại thành công vùng giá hỗ trợ của nến búa, thị trường quay lại xu hướng tăng. Giá cổ phiếu Apple tăng đến 145 usd/cổ phiếu (mức tăng 15%) trước khi xuất hiện mô hình nến Doji ở đỉnh và giảm giá trở lại.

Kết luận

Mẫu hình Búa Ngược Inverted Hammer xuất hiện trong xu hướng giảm sẽ là tín hiệu cho thấy dấu hiệu đảo chiều của thị trường. Nhà đầu tư có thể tiến hành mở vị thế mua khi nến Búa Ngược hình thành xong và việc tuân thủ các nguyên tắc giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư quản trị tốt rủi ro, đạt được lợi nhuận tốt.

INFINITYTRADING.VN