Mô hình nến Stick Sandwich

Mô hình nến tăng

Mô hình nến Stick Sandwich

Mô hình nến Stick Sandwich

Mô hình nến Stick Sandwich được nhiều nhà đầu tư công nhận là mô hình nến đảo chiều. Tuy nhiên khi tiến hành phân tích từng cây nến trong mô hình ta lại thấy thị trường đang trong giai đoạn giằng co và không xác định được xu hướng tiếp theo. Vậy lý do nào để giới đầu tư công nhận đây là mô hình nến báo hiệu xu hướng tăng? Hãy cùng Findustry đi tìm lời giải cho câu hỏi trên.

Mô hình nến Stick Sandwich là gì?

Mô hình nến Stick Sandwich là mô hình đảo chiều xu hướng giảm. Mô hình nến này thường xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm hoặc những vùng giá đi ngang.

Mô hình nến Stick Sandwich được cấu tạo bởi bộ ba nến. Nguyên nhân mô hình nến này có tên như vậy bởi vì cấu tạo của nó có hình dạng giống với một miếng bánh sandwich. Mô hình nến này gồm 2 nến giảm giá mạnh có cùng giá đóng cửa ở hai bên và kẹp ở giữa là một nến tăng giá mạnh. Đây là mô hình nến đảo chiều có độ tin cậy không cao và trong nhiều trường hợp còn được dùng để cảnh báo cho một xu hướng giảm giá.

Hình ảnh về mô hình nến Stick Sandwich
Hình ảnh về mô hình nến Stick Sandwich

Đặc điểm nhận biết của mô hình nến Stick Sandwich 

Một mô hình nến được công nhận là mô hình nến Stick Sandwich khi đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

  • Thị trường đang trong một xu hướng giảm hoặc đang đi ngang.
  • Nến đầu tiên trong mô hình là một nến giảm mạnh, có thân dài và không có bóng nến dưới.
  • Nến thứ hai trong mô hình là một nến tăng mạnh, có thân dài và đóng cửa cao hơn toàn bộ thân nến đầu tiên.
  • Nến thứ ba trong mô hình là một nến giảm mạnh và nhấn chìm toàn bộ nến thứ nhất và nến thứ hai.
  • Nến thứ nhất và nến thứ ba có giá đóng cửa bằng nhau và không có bóng nến dưới.

Khi hội tụ đủ các yếu tố trên, mô hình nến sẽ được công nhận là mô hình nến Stick Sandwich và sẽ tiến hành phân tích tâm lý thị trường.

Phân tích tâm lý trader

Tâm lý thị trường với mô hình nến Stick Sandwich được diễn tả như sau:

Thị trường đang trong một xu hướng giảm giá, tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan. Điều này được thể hiện qua việc phiên giao dịch kết thúc với một nến giảm giá mạnh, thân nến dài và không có bóng nến bên dưới.

Giá giảm mạnh đã hấp dẫn các nhà đầu tư bắt đáy. Một lực mua lớn đã giúp thị trường tăng giá trở lại. Giá tăng mạnh và đóng cửa bên trên thân nến ở phiên giao dịch trước.

Sau đó, tâm lý nhà đầu tư trở nên tích cực hơn và giá mở cửa phiên tiếp theo tạo Gap tăng giá. Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng đảo chiều và giá giảm mạnh. Phiên giao dịch kết thúc với một nến giảm mạnh và đóng cửa bằng với giá đóng cửa cửa phiên giảm giá trước đó.

Trong mô hình nến Stick Sandwich ta thấy được mô hình nến Nhấn chìm giảm (nến nhấn chìm giảm chiếm ưu thế). Lý do nhiều người xem đây là mô hình nến tăng giá vì giá đóng cửa của hai ngày giảm giá bằng nhau - vùng hỗ trợ cứng hình thành. Ngoài ra không có cơ sở nào khác để khẳng định đây là mô hình nến tăng giá trong khi một nguồn cung lớn đang chực chờ ở vùng giá phía trên. Đây là lý do giải thích vì sao mô hình này có độ tin cậy không cao.

script src="//cdn.public.n1ed.com/RFV9DFLT/widgets.js">

 CHỜ ĐÃ !!!

Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các mô hình nến và gặp khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức giao dịch?
► Mua ngay Bộ Flascard Mô Hình Nến Tăng Giảm Findustry để đơn giản hóa các kiến thức tài chính phức tạp
.

Phương pháp giao dịch với mô hình nến Stick Sandwich

Do mô hình nến Stick Sandwich có độ tin cậy thấp trong việc xác nhận xu hướng tăng. Nên nhà đầu tư cần có phương pháp giao dịch phù hợp nhằm quản trị tốt rủi ro khi tiến hành giao dịch.

Chỉ thực hiện lệnh mua vào khi mô hình đã hoàn thành. Điểm mua sẽ được mở khi giá tăng cao hơn nửa thân nến giảm thứ ba. Điểm Stoploss sẽ được đặt bên dưới đáy của mô hình nhằm tránh trường hợp thị trường điều chỉnh.

Ngoài ra, sẽ có nhiều nhà đầu tư thực hiện lệnh mua khi mô hình nến Nhấn chìm tăng xuất hiện ở phiên giao dịch thứ hai. Các lệnh này cũng nên được đặt Stoploss bên dưới mô hình nến Stick Sandwich nhằm bảo vệ tài khoản khi thị trường quay đầu giảm mạnh.

Giao dịch thực tế với mô hình nến Stick Sandwich

Nhằm giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về phương pháp giao dịch của mô hình nến Stick Sandwich. Findustry sẽ tiến hành phân tích giao dịch thực tế với mô hình nến này ở cố phiếu Apple Inc. - mã cổ phiếu AAPL

Hình ảnh mô hình nến Stick Sandwich ở cổ phiếu AAPL
Hình ảnh mô hình nến Stick Sandwich ở cổ phiếu Apple

Sau hơn nửa năm kéo dài xu hướng sideway, ngày 24/01/2012, trên biểu đồ giá của cổ phiếu AAPL xuất hiện mô hình nến Stick Sandwich kinh điển tại vùng giá 15.x USD/cp

Ngay phiên tiếp theo, giá cổ phiếu tăng vọt bất ngờ và tạo đỉnh tại vùng giá 25.x USD/cp chỉ sau 9 tháng. Đây quả thực là một mức lợi nhuận cực kỳ tiềm năng - đến hơn 66% giá trị cổ phiếu. Nếu bạn tham gia thị trường là một nhà giao dịch CFD, thậm chí mức lợi nhuận này còn to lớn hơn do tính chất của đòn bẩy đặc trưng trong Forex.

Kết luận

Mô hình nến đảo chiều Stick Sandwich có độ tin cậy không quá cao nên nhà đầu tư cần cẩn trọng khi giao dịch với mô hình này. Mô hình nến này hiếm khi xuất hiện trong các giao dịch tài chính, nhà đầu tư có thể tham khảo các mô hình nến đảo chiều khác có tần suất xuất hiện cao hơn ở website của Findustry để tìm thấy nhiều cơ hội đầu tư hơn.

INFINITYTRADING.VN